BENA

  1. Home
  2. Knowledge Base
  3. Quy Chuẩn & Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật
  4. Ngành Ô tô
  5. 6 chiến lược trọng tâm trong mua sắm hàng hóa
  1. Home
  2. Knowledge Base
  3. Quy Chuẩn & Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật
  4. 6 chiến lược trọng tâm trong mua sắm hàng hóa

6 chiến lược trọng tâm trong mua sắm hàng hóa

An Ngô – BENA

Mỗi công ty sẽ có chiến lược riêng của mình trong việc mua sắm hàng hóa nhằm đạt được mục đích cuối cùng đó là đưa ra những quyết định mua sắm đạt hiệu quả cao về mặt chi phí. Hàng hóa sẽ được mua từ một nhóm các nhà cung cấp có năng lực – chính là những đơn vị/tổ chức phân phối hàng hoá có chất lượng, đúng thời gian và đáp ứng đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận.

Các chiến lược mua hàng hóa có thể bao gồm rất nhiều lựa chọn khác nhau tùy tình huống cụ thể.

Một số giải pháp nhằm đạt được các mục đích vừa nói ở trên có thể kể đến bao gồm:

  • Giải pháp tiết kiệm mua sắm: Giải pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng hình thức mua hàng tập trung – loại mua sắm mà ở đó có sự tập trung toàn bộ các hoạt động mua sắm vào trong một địa điểm hoặc một bộ phận chính nào đó trong đơn vị/tổ chức.
  • Giải pháp tổ chức mua sắm hàng hóa từ nhà cung cấp độc quyền: giải pháp này được thực hiện khi việc mua hàng hóa chỉ từ một nhà cung cấp duy nhất, mặc dù cũng có nhiều nhà cung cấp khác có năng lực, cũng như có hàng hóa tương tự. Loại giải pháp này sẽ chiếm ưu thế khi chúng ta tìm nguồn cung ứng cho lĩnh vực IT hoặc là khi mua sắm gián tiếp, ví dụ như trong lĩnh vực dịch vụ vệ sinh chẳng hạn.
  • Giải pháp mua sắm theo chu kỳ: Đây là cách thức mà ở đó các công ty sẽ đặt hàng cho một nhóm nhà cung cấp thường xuyên của họ, trong khi đó, đối với những việc mua sắm lớn hơn và có tính chất đột xuất, họ sẽ sử dụng hình thức thuê ngoài.
  • Giải pháp đấu giá mua sắm: Giải pháp này được sử dụng đặc biệt khi các công ty đang tìm kiếm nhân công lao động cho các dự án ngắn hạn, nhằm đạt được mức giá tốt nhất.

Bất kể quy mô của công ty như thế nào, có một nhóm các chiến lược mua sắm hàng hóa trọng tâm mà hầu hết các công ty thường triển khai đó là:

  • Tối ưu hóa nhà cung cấp

Các công ty sẽ lựa chọn một đơn vị tối ưu nhất trong số những nhà cung cấp có thể đem đến giá cả tốt nhất, cũng như các điều khoản hợp đồng phù hợp. Điều này thường có nghĩa là những nhà cung cấp không đáp ứng được những yêu cầu của công ty sẽ bị loại bỏ. Đây là điểm chung trong chiến lược của các hình thức mua sắm hàng hóa khác nhau.

  • Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TQM) đòi hỏi các nhà cung cấp phải cung cấp một dịch vụ chất lượng ngày càng tăng đáp ứng đầy đủ nguyên tắc lỗi zero (zero errors). Nhà cung cấp phải đảm bảo công tác thực hành mua sắm tốt nhất thông qua việc sử dụng một số công cụ chất lượng như 6 sigma.

  • Quản lý rủi ro

Khi nhận hàng hóa từ những nhà cung cấp ở các quốc gia cụ thể nào đó trong danh sách đen của mình, nhiều công ty còn đặc biệt quan tâm hơn đến việc quản lý rủi ro đối với chuỗi cung ứng này. Mặc dù, các nước này có thể cung cấp những sản phẩm với mức giá rất thuận lợi, tuy nhiên, những lợi thế đó có thể sớm bị đánh mất bởi những vấn đề liên quan đến thiên tai hoặc thảm hoạ do con người tạo ra.

  • Nguồn cung ứng toàn cầu

Các công ty đa quốc gia tầm cỡ thường cho rằng thế giới là một trong những thị trường lớn và là nguồn gốc của mọi nhà cung cấp bất kể xuất xứ từ đâu.

  • Phát triển nhà cung cấp

Có một số công ty tin rằng họ đang hợp tác, và cùng làm việc rất tốt đẹp với các nhà cung cấp. Do đó những công ty này sẽ dành nhiều thời gian để phát triển các quy trình hỗ trợ cho các nhà cung cấp của mình. Cũng có một số trường hợp mà ở đó một số công ty chỉ phụ thuộc duy nhất vào một nhà cung cấp các sản phẩm. Trong tình huống này, nếu nhà cung cấp không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn bắt buộc, thì người mua có thể phải giúp đỡ cho nhà cung cấp để cải thiện các dịch vụ hoặc thực hiện các quy trình để cải thiện quy trình mua sắm hàng hóa.

  • Mua sắm xanh

Đây là một trong những chiến lược mua sắm phổ biến nhất đối với nhiều chính phủ cũng như các chính quyền địa phương. Chiến lược này được đề ra sẽ hướng đến việc áp đặt những quy định về tái chế, cũng như mua sắm các loại sản phẩm hàng hóa có tác động tiêu cực đối với môi trường xung quanh.

Việc lựa chọn chiến lược nào trong số những điều vừa nêu sẽ tùy thuộc từng tình huống cụ thể của mỗi công ty. Tuy nhiên, mấu chốt quan trọng chính là các công ty sẽ chọn các chiến lược mua sắm hàng hóa để cuối cùng phải hướng đến việc thúc đẩy việc thực hành tốt nhất quá trình mua sắm để giảm thiểu chi phí, tối đa hóa chất lượng và đảm bảo rằng các sản phẩm có chất lượng sẽ được giao đúng hạn.

Was this article helpful?

Need Support?

Can't find the answer you're looking for?
Contact Support
Scroll to Top