BENA

  1. Home
  2. Knowledge Base
  3. Modules & Movable Skids
  4. Packing
  5. Giới thiệu về quản lý chuỗi cung ứng
  1. Home
  2. Knowledge Base
  3. Modules & Movable Skids
  4. Packaging
  5. Giới thiệu về quản lý chuỗi cung ứng
  1. Home
  2. Knowledge Base
  3. Modules & Movable Skids
  4. (HSE) System
  5. Giới thiệu về quản lý chuỗi cung ứng
  1. Home
  2. Knowledge Base
  3. Modules & Movable Skids
  4. Giới thiệu về quản lý chuỗi cung ứng

Giới thiệu về quản lý chuỗi cung ứng

An Ngô – BENA


Làm quen thuật ngữ:

  • Quản lý chuỗi cung ứng: Supply chain management
  • Hoạt động hậu cần: Logistics
  • Quản lý vận hành (khai thác): Operations management
  • Sản xuất hàng loạt: Manufacturing/ Production
  • Vận tải: Transportation
  • Tồn kho/lưu kho: Inventory

Thuật ngữ “Quản lý chuỗi cung ứng” nổi lên vào cuối những năm 1980 và được sử dụng rộng rãi trong những năm 1990. Trước thời gian đó, hoạt động kinh doanh sử dụng các thuật ngữ như “hậu cần” và “quản lý hoạt động” để thay thế. Một vài định nghĩa liên quan đến chuỗi cung ứng được đưa ra như sau:

  • “Một chuỗi cung ứng là sự sắp xếp, phối hợp các công ty và đơn vị trực thuộc để mang sản phẩm và dịch vụ đến với thị trường”
  • “Một chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn cấu thành, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không những bao gồm các nhà sản xuất và cung ứng, mà còn bao gồm các nhà vận tải, kho hàng, nhà bán lẻ và chính khách hàng.
  • Một chuỗi cung ứng là một mạng lưới của những điều kiện và những lựa chọn phân phối được thực hiện dưới dạng chức năng mua sắm nguyên liệu, chế biến những nguyên liệu này thành những sản phẩm trung gian hay thành phẩm, và sự phân phối những sản phẩm hoàn thiện này đến với khách hàng.

Nếu đây thật sự là những gì mà chuỗi cung ứng thực hiện thì chúng ta có thể định nghĩa “quản lý chuỗi cung ứng” là những việc mà chúng ta làm để tác động đến hoạt động của chuỗi cung ứng và đạt được kết quả như mong muốn. Dưới đây là hai định nghĩa của quản lý chuỗi cung ứng:

  • (1) “quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp một cách có chiến lược và có hệ thống giữa những chức năng kinh doanh truyền thống và những chiến thuật xuyên suốt trong phạm vi một công ty, với mục đích cải thiện kết quả kinh doanh dài hạn của các công ty đơn lẻ cũng như toàn bộ chuỗi cung ứng”.
  • (2) “quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp của sản xuất, hàng tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các bên tham gia trong một chuỗi cung ứng để đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa sự phản ứng với thị trường và hiệu quả kinh doanh để phục vụ thị trường tốt nhất”.

Có một sự khác biệt giữa khái niệm quản lý chuỗi cung ứng và khái niệm về hoạt động hậu cần truyền thống. Hoạt động hậu cần thường đề cập đến những hoạt động xảy ra trong phạm vi giới hạn của riêng một tổ chức, trong khi chuỗi cung ứng đề cập tới mạng lưới của những công ty làm việc cùng nhau và nối kết hoạt động của chúng để cung ứng sản phẩm ra thị trường. Hoạt động hậu cần truyền thống sẽ đặt nhiều sự tập trung vào các hoạt động như mua sắm, phân phối, bảo dưỡng và quản lý hàng tồn kho. Trong khi đó, Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động hậu cần truyền thống và các hoạt động bổ sung như tiếp thị, phát triển sản phẩm mới, tài chính, dịch vụ khách hàng.

Trong một cách nhìn rộng hơn về tư duy chuỗi cung ứng, những hoạt động bổ sung này giờ đây được xem như một phần thiết yếu để phục vụ yêu cầu của khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng coi chuỗi cung ứng và các tổ chức trong nó là những thực thể đơn lẻ. Nó mang lại những giải pháp hệ thống cho việc tìm hiểu và quản lý các hoạt động khác nhau, cần thiết cho việc nối kết dòng sản phẩm và dịch vụ để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Giải pháp hệ thống này có thể cung cấp một bộ khung giúp phản ứng tốt nhất với các yêu cầu trong kinh doanh, vì những yêu cầu này đôi lúc lại hoàn toàn đối lập.

Nếu xem xét một cách độc lập, các yêu cầu khác nhau của chuỗi cung ứng thường đòi hỏi những thứ đối lập nhau. Chẳng hạn, để duy trì sự thỏa mãn dịch vụ của khách hàng ở mức độ cao sẽ đòi hỏi doanh nghiệp duy trì một lượng hàng tồn kho lớn, nhưng yêu cầu cho việc vận hành hiệu quả lại đòi hỏi việc giảm lượng hàng tồn kho. Chỉ khi những yêu cầu này được đặt chung lại với nhau như một phần của bức tranh tổng thể thì chúng ta mới tìm ra cách để cân bằng những đòi hỏi khác nhau một cách hiệu quả nhất.

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả cần có sự cải tiến cùng lúc cả dịch vụ khách hàng và sự hoạt động hiệu quả của các công ty thuộc chuỗi cung ứng. Dịch vụ khách hàng ở mức cơ bản nhất nghĩa là tỷ lệ hoàn thành đơn hàng cao và ổn định, tỷ lệ giao hàng đúng hạn cao và tỷ lệ khách hàng trả lại sản phẩm thấp vì bất kỳ lý do gì. Hiệu quả nội tại của các công ty trong chuỗi cung ứng có nghĩa là những tổ chức này đạt được một tỷ lệ lợi tức hấp dẫn trên khoản đầu tư của họ vào hàng tồn kho và các tài sản khác, đồng thời họ tìm thấy những cách để giảm chi phí hoạt động và chi phí bán hàng.

Có một khuôn mẫu cơ bản cho hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng đưa ra quyết định đơn phương hoặc tổng hợp, tùy vào hoạt động của họ trong 5 lĩnh vực:

  1. Sản xuất hàng loạt (production)

Thị trường có nhu cầu đối với sản phẩm nào? Nên sản xuất từng sản phẩm với số lượng bao nhiêu và khi nào?

Quản lý sản xuất bao gồm việc tạo ra lịch trình sản xuất tối ưu với việc xem xét công suất của nhà máy, cân bằng sức lao động, quản lý chất lượng và bảo trì trang thiết bị.

  • Quản lý hàng tồn kho (inventory)

Loại hàng tồn kho nào nên được dự trữ ở mọi công đoạn trong chuỗi cung ứng? Bao nhiêu hàng tồn kho nên được dự trữ dưới dạng nguyên liệu thô, bán thành phẩm hoặc thành phẩm?

Hàng tồn kho đóng vai trò như “bộ giảm xóc” cho sự thiếu chắc chắn trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, giữ hàng tồn kho có thể rất tốn kém, vậy cần tính xem đâu là lượng hàng tồn kho tốt nhất để tái đặt hàng.

  • Sắp đặt trong chuỗi (location)

Nên sắp đặt trang thiết bị sản xuất và dự trữ hàng tồn kho ở đâu? Đâu là nơi đem lại hiệu quả chi phí tốt nhất cho hoạt động sản xuất và dự trữ hàng tồn kho? Nên sử dụng lại cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại hay xây dựng mới?

Một khi các quyết định này được đưa ra, chúng sẽ quyết định những cách thức cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng.

  • Vận tải trong chuỗi (transportation)

Làm thế nào để hàng tồn kho được vận chuyển từ một địa điểm trong chuỗi cung ứng đến địa điểm khác?

Vận tải bằng đường hàng không hoặc đường bộ nhìn chung đều nhanh và đáng tin cậy, tuy nhiên lại khá tốn kém. Giao hàng bằng đường biển hoặc đường sắt thì ít tốn kém hơn, nhưng thời gian quá cảnh lâu và thiếu đảm bảo hơn. Sự thiếu đảm bảo này phải được bù đắp lại bằng việc dự trữ một lượng hàng tồn kho lớn hơn.

Câu hỏi đặt ra ở đây là mỗi loại hình vận tải sẽ thích hợp để sử dụng khi nào?

  • Quản lý thông tin (information)

Bao nhiêu dữ liệu nên được thu thập và bao nhiêu thông tin nên được chia sẻ? Thông tin chính xác và đúng lúc đóng vai trò then chốt trong việc kết nối và đưa ra quyết định tối ưu. Với những thông tin tốt, nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định hiệu quả hơn về việc nên sản xuất gì và sản xuất bao nhiêu, nơi nào đặt hàng tồn kho và đâu là cách tốt nhất để vận chuyển chúng.

Tổng hợp những câu trả lời cho các câu hỏi phía trên sẽ xác định khả năng và hiệu quả cho chuỗi cung ứng của một công ty. Việc công ty đó có thể làm gì và cạnh tranh trong thị trường như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của chuỗi cung ứng mà nó đang sở hữu. Nếu chiến lược của công ty nhằm phục vụ một thị trường cạnh tranh dựa vào giá, tốt hơn hết họ nên có chuỗi cung ứng cho chi phí thấp. Nếu chiến lược công ty nhắm vào một phân khúc thị trường cạnh tranh dựa vào dịch vụ khách hàng và sự tiện dụng, công ty nên có chuỗi cung ứng thích hợp cho việc phản ứng nhanh với thị trường. Công ty được định vị như thế nào, mục tiêu là gì được hình thành bởi chuỗi cung ứng và bởi thị trường mà nó phục vụ.

Was this article helpful?

Need Support?

Can't find the answer you're looking for?
Contact Support
Scroll to Top