Khái niệm
Quyết định làm hay mua là hành động đưa ra lựa chọn chiến lược giữa sản xuất một mặt hàng nội bộ hoặc mua bên ngoài (từ một nhà cung cấp bên ngoài). Mua ở đây cũng được hiểu là gia công bên ngoài. Các quyết định làm hay mua thường phát sinh khi một công ty đã phát triển một sản phẩm hoặc một bộ phận của sản phẩm – hoặc sửa đổi đáng kể một sản phẩm hoặc một bộ phận của sản phẩm – đang gặp rắc rối với các nhà cung cấp hiện tại, hoặc đang giảm năng suất hoặc do thay đổi nhu cầu. Phân tích làm hay mua được thực hiện cả ở cấp chiến lược và vận hành.
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm hay mua
Ở cấp chiến lược, các tham số thường được xem xét bao gồm phân tích về tương lai, cũng như môi trường hiện tại. Các vấn đề như quy định của chính phủ, sự cạnh tranh và xu hướng thị trường đều có tác động chiến lược đối với quyết định làm hay mua. Tất nhiên, mỗi công ty nên tạo ra các mặt hàng củng cố hoặc phù hợp với năng lực cốt lõi của riêng mình. Đây là những lĩnh vực mà công ty mạnh nhất và mang lại lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Quyết định làm hay mua cũng xảy ra ở cấp độ vận hành. Ở cấp độ vận hành, để quyết định làm hay mua, người ta thường cân nhắc một số yếu tố như đề cập dưới đây.
Đối với quyết định làm (tự thực hiện nội bộ):
- Cân nhắc về chi phí (làm rẻ hay mắc hơn so với mua)
- Mong muốn tích hợp hoạt động của nhà máy
- Sử dụng hiệu quả công suất nhà máy dư thừa để giúp tận dụng chi phí cố định (sử dụng công suất nhàn rỗi hiện có)
- Cần kiểm soát trực tiếp sản xuất và / hoặc chất lượng
- Kiểm soát chất lượng tốt hơn
- Bảo mật thiết kế là cần thiết để bảo vệ công nghệ độc quyền
- Nhà cung cấp không đáng tin cậy
- Không có nhà cung cấp có năng lực
- Mong muốn duy trì lực lượng lao động ổn định (trong thời kỳ doanh số giảm)
- Số lượng quá nhỏ để thu hút nhà cung cấp tham gia
- Kiểm soát thời gian, vận chuyển và chi phí lưu kho
- Đảm bảo tốt hơn về nguồn cung liên tục
- Lý do chính trị, xã hội hoặc môi trường (áp lực công đoàn)
- v.v…
Đối với quyết định mua:
- Sự thiếu thành thạo trong sản xuất
- Nghiên cứu của nhà cung cấp và bí quyết chuyên môn vượt quá khả năng của công ty
- Cân nhắc chi phí
- Yêu cầu số lượng ít
- Cơ sở sản xuất hạn chế hoặc không đủ năng lực
- Mong muốn duy trì chính sách đa nguồn
- Cân nhắc kiểm soát quản lý gián tiếp
- Cân nhắc về việc mua sắm và tồn kho
- Ưu tiên thương hiệu
- Hạng mục không cần thiết cho chiến lược của công ty
Mặc dù có rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định làm hay mua. Tuy nhiên, tựu trung lại, hai yếu tố quan trọng nhất cần phải luôn được chú ý đó là chi phí và khả năng sản xuất.
Ví dụ minh họa:
Công ty Triple X sản xuất và bán tủ lạnh. Công ty sản xuất một vài linh kiện cho tủ lạnh và mua một số khác ở bên ngoài. Phòng kỹ thuật tin rằng có thể cắt giảm chi phí bằng cách sản xuất một vài linh kiện thay cho mua ngoài với giá 8,25 USD/cái. Quy mô sử dụng của công ty là 100.000 linh kiện mỗi năm. Nếu tự làm, phòng kế toán đã ước tính chi phí dựa trên thông số kỹ thuật theo bảng số liệu dưới đây:
Với những dữ liệu ước tính ở trên, liệu công ty Triple X nên tự sản xuất linh kiện hay mua ngoài?
Từ số liệu ở trên, chúng ta có:
Tổng chi phí tiêu tốn nếu tự sản xuất:
Chi phí cho một đơn vị sản phẩm tự sản xuất:
Chi phí sản xuất cao hơn chi phí mua hiện tại khoảng 0,1 USD/sản phẩm. Do vậy, công ty Triple X nên tiếp tục mua linh kiện từ bên ngoài.